PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT
.jpg)
Nổi lên như một hiện tượng, Phượng Hoàng cổ trấn trở thành một điểm đến có sức hấp dẫn kỳ lạ với những người mê nét hoài cổ, cũ kỹ, trầm mặc.
Phượng Hoàng cổ trấn uốn mình dọc theo bờ Đà Giang (du lịch Trung Quốc), tựa lưng vào núi non hùng vĩ. Hơn một ngàn năm qua, trấn Phượng Hoàng vẫn hờ hững với những bước chuyển mình của thế giới hiện đại, lặng yên gìn giữ văn hóa và kiến trúc Trung Hoa cổ xưa.
Vị trí
Phượng Hoàng cổ trấn được biết đến với vẻ đẹp trầm mặc cổ kính, nằm lặng lẽ bên dòng sông Đà Giang (một chi của sông Trường Giang). Nằm ở phía tây tỉnh Hồ Nam, Phượng Hoàng là cổ trấn hơn 1.300 tuổi ở Trung Quốc. Được bao phủ bởi màu xanh của núi non, màu nước xanh thẫm dịu dàng, trấn Phượng Hoàng càng nổi bật với màu nâu chủ đạo với kiến trúc đặc trưng.
(Nguồn: Pixabay)
Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp nguyên sơ của đô thị cổ, kiến trúc nơi đây gần như nguyên vẹn vì ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh.
Đi du lịch Phượng Hoàng cổ trấn, du khách không khó bắt gặp bức tranh cuộc sống nhẹ nhàng, yên bình như hình ảnh những người phụ nữ giặt quần áo hay ông lão ngồi câu cá bên dòng nước lững lờ.
Vẻ đẹp kiến trúc
Nếu như Tô Châu ở Giang Tô nổi tiếng với các kiến trúc Lâm viên, đô thị Lệ Giang ở Vân Nam, mệnh danh là “Venice của phương Đông”, nổi bật với hệ thống giao thông đường thủy, cầu cống thì điều làm nên điểm độc đáo, mang tính bản sắc cho Phượng Hoàng cổ trấn là kiến trúc Điếu Cước Lâu (Diaojiaolou), một loại hình nhà sàn dân gian truyền thống lâu đời của địa phương.
Điểm đặc biệt của kiến trúc Điếu Cước Lâu này là các ngôi nhà được xây dựng tựa lưng vào núi - những nơi có độ dốc khá lớn. Điều này tạo cảm giác khá chông chênh khi mới gặp lần đầu nhưng những ngôi nhà này đều có trụ lớn chống đỡ vững chắc và an toàn.
Ở trấn Phượng Hoàng, các ngôi nhà được bố trí liền kề, nối tiếp nhau thành dãy dài liên tục dọc hai bên bờ sông tạo nên các lớp không gian “sông – nhà – phố – nhà” hay “sông – phố – nhà – phố” quen thuộc của các đô thị cổ nằm cạnh sông suối ở Trung Quốc. Tùy theo nhu cầu, các ngôi nhà có thể được xây dựng từ 2 đến 3 lầu kết hợp với ban công xây nhô ra phía trước để nới rộng không gian.
(Nguồn: Pinterest)
Một điểm khá thu hút du khách khi đi tour Phượng Hoàng cổ trấn chính là các cây cầu với đủ hình thù. Cầu Hồng Kiều nổi bật với phần mái cong vút như đôi cánh của phượng hoàng kiêu hãnh tung bay, Cầu Đá Nhảy với những khối đá lập phương nối dài từ bờ sông bên này đến bờ sông bên kia hay “bộ tứ” Tuyết Kiều - Vũ Kiều - Vụ Kiều - Phong Kiều, tương ứng với cầu Tuyết, cầu Mưa, cầu Sương Mù, cầu Gió…
Phong tục tập quán
Đặc biệt là người dân nơi đây vẫn giữ thói quen giặt quần áo bằng cách dùng chày đập như ngày xưa, điều này đã trở thành một dấu ấn đặc trưng của vùng đất thanh bình này. Vải may quần áo của người dân nơi đây được làm từ vải thô, sau đó đem đi nhuộm với những gam màu rực rực và thường được thêu các hoa văn truyền thống như: hoa mào gà, hoa xà bì hồng, hoa đào, bốn đóa hoa đỏ…
(Nguồn: Pixabay)
Ẩm thực
Không chỉ hấp dẫn về nét đẹp cổ kính, trầm mặc của cảnh vật, Phượng Hoàng Cổ Trấn còn mang đến cho du khách những hương vị ẩm thực độc đáo mà chẳng nơi nào có được.
(Nguồn: Pinterest)
Sự tích tụ nhiều tầng văn hóa đã giúp hương vị các món ăn nơi đây khiến du khách sẽ đổ gục ngay từ lần đầu thưởng thức. Ở đây nổi tiếng với các món như: xiên que, các loại mì, lẩu cá cay, các loại bánh, củ cải muối, …