Không chỉ là bối cảnh trong các MV ca nhạc hay phim điện ảnh, vẻ đẹp của cung An Định Huế còn làm say lòng nhiều nhiếp ảnh gia, từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, đến để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp. Hãy cùng Vietluxtour tìm hiểu những thông tin hữu ích ở ngay dưới đây nhé!

Cung An Định ở đâu

Cung An Định nằm bên bờ sông An Cựu, tại số 97 Phan Đình Phùng, hiện thuộc phường Đệ Bát, thành phố Huế. Được xây dựng vào năm 1917, cung điện này là một công trình kiến trúc độc đáo, gắn liền với nhiều vị vua cuối triều Nguyễn như vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long.

Cung An Định huế

(Nguồn ảnh: Internet)

  • Giá vé vào cửa Cung An Định: 50.000đ/ người lớn. Trẻ em: Miễn phí

  • Giờ mở cửa: 7h - 17h

Lịch sử của Cung An Định

Cung An Định của ai? Năm 1901, Thái tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo, sau này là vua Khải Định, quyết định lập phủ riêng và đặt tên là phủ An Định. Đến năm 1917, khi chính thức lên ngôi, vua Khải Định đã cho binh lính cải tạo công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại. Sau 2 năm, công trình hoàn tất.

Cung An Định cũ

(Nguồn ảnh: Internet)

Năm 1922, theo ý nguyện của vua, cung An Định được trao cho Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy, tức vua Bảo Đại sau này. Trong thời gian sau khi lên ngôi, ông cùng vợ con sinh sống và trải qua nhiều sự kiện tại đây. Sau Cách mạng tháng 8, triều Nguyễn thoái trào, vua Bảo Đại và gia đình đã chuyển từ hoàng cung sang sống tại An Định một thời gian ngắn trước khi ra nước ngoài định cư.

cung an định huế

(Nguồn ảnh: Internet)

Sau này, bà Từ Cung, vị hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn, đã hiến cung An Định cho chính quyền cách mạng. Nơi đây vẫn giữ nguyên hiện trạng cho đến ngày nay và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi ghé thăm Huế.

Kiến trúc của cung An Định

Ban đầu, cung An Định Huế có tất cả 10 công trình, bao gồm: Lầu Khải Tường, bến thuyền, đình Trung Lập, cổng chính, hồ nước, nhà hát Cửu Tư Đài,… Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, hiện nay cung An Định còn tồn tại 3 công trình chính

  • Cổng chính

  • Lầu Khải Tường

  • Đình Trung Lập. 

check in cung an định huế

(Nguồn ảnh: Internet)

Mặc dù đã mang nhiều vết hằn của thời gian, song giá trị kiến trúc và lịch sử của cung An Định Huế vẫn khiến du khách không khỏi trầm trồ:

  • Diện tích: Cung An Định có tổng diện tích 23.463m², xung quanh được bao bọc bởi tường viền với chiều cao 1,8m và dày khoảng 0,5m.

  • Màu sắc và thiết kế: Lấy màu vàng làm tone chủ đạo cho tổng thể kiến trúc, cung An Định mang nét tương đồng so với nhiều công trình tại Huế khác.

  • Cổng chính của An Định cung có hai tầng, xây theo lối tam quan. Dưới sàn được trang trí bằng những viên gạch sành sứ nên vô cùng công phu. Đi vào tiếp, ta sẽ bắt gặp khu đình Trung Lập. Công trình này có kết cấu hình bát giác, với nền được nâng cao hơn so với mặt đất. Điểm nhấn của đình Trung Lập là bức tượng đồng của vua Khải Định với tỷ lệ hoàn hảo so với người thật.

  • Những đặc sắc nổi bật của cung An Định nằm hết trong lầu Khải Tường. Cái tên này do chính vua Khải Định đặt, mang nghĩa điềm lành, khởi phát. Công trình này có lối kiến trúc lâu đài châu Âu, với diện tích chiếm tới 745m², và có tất cả 3 tầng.

bên trong cung an định huế

(Nguồn ảnh: Internet)

Kiến trúc của Lầu Khải Tường:

  • Tầng 1 của lầu được đặt bức tranh có giá trị nghệ thuật cao, mà nổi bật nhất là 6 bức mô tả cảnh thật của 5 lăng tẩm Huế, đó là: Lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Minh Mạng và lăng Gia Long.

  • Tầng 2 và 3 xưa kia là chỗ ở của Hoàng thái hậu Từ Cung. Hiện là nơi thờ thần linh. Toàn bộ mặt trước của công trình được trang trí là những chi tiết hoa văn vô cùng tỉ mỉ và công phu.

bên trong cung an định huế

(Nguồn ảnh: Internet)

Cung An Định có lối kiến trúc theo mô típ Roman cận đại, xen lẫn với các hoa văn truyền thống như phương, rộng, bát bửu,… tổng hòa lại tạo nên một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, vừa mang nét hiện đại của châu Âu, vừa thể hiện cái hồn của văn hóa phương Đông.

 

Với kiến trúc nguy nga và cổ kính, cung An Định Huế không thiếu những góc hình sống ảo cho bạn “tác nghiệp”. Chỉ cần chọn trang phục phù hợp và đứng vào là bạn sẽ có ngay những bức ảnh đẹp mang về. Hãy đến và “check-in” cùng Vietluxtour trong những hành trình du lịch Huế sắp tới nhé!