Chùa Wat Arun ở đâu

Chùa Wat Arun, còn được biết đến với tên gọi Chùa Bình Minh, nằm tại số 158 Thanon Wang Doem, Wat Arun, Bangkok Yai, Bangkok, Thái Lan. Tọa lạc bên bờ Tây của dòng sông Chao Phraya thơ mộng, Wat Arun là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và đẹp nhất tại Bangkok.

chùa Wat Arun

(Nguồn ảnh: Internet)

  • Địa chỉ: 158 Thanon Wang Doem, Wat Arun, Bangkok Yai, Bangkok

  • Thời gian mở cửa: 8h00 - 18h00

  • Giá vé tham quan chùa Wat Arun (từ tháng 03/2024): 200 baht (khoảng 150.000 VND)

Cách di chuyển đến chùa Wat Arun

Do nằm bên bờ sông nên một trải nghiệm thú vị mà bạn nên thử đó chính là đi bằng thuyền tới đây.

  • Đầu tiên, bạn hãy sử dụng tuyến BTS Silom Line và xuống tại ga Saphan Taksin (S6). 

  • Sau khi ra khỏi ga, chọn cửa Exit 2 và đi cầu thang bộ xuống, sau đó rẽ trái để đến bến tàu Sathorn

  • Tại bến tàu, bạn sẽ thấy quầy bán vé tàu cao tốc Chao Phraya. Bạn cần mua vé tàu cắm cờ màu cam với giá khoảng 15 baht (~11.000 VND). Tàu sẽ đưa bạn đến bến Tha Tien (N8) sau khoảng 15 phút di chuyển.

  • Từ bến Tha Tien, bạn chỉ cần đi phà qua sông để đến chùa Wat Arun, với giá phà khoảng 4 baht (~3.000 VND).

chùa Wat Arun

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngoài ra, bạn cũng có thể tới chùa Wat Arun bằng xe taxi nếu muốn nhanh chóng hơn.

Lịch sử của chùa Wat Arun

Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới triều đại vua Ayutthaya và ban đầu có tên là Wat Makok, theo tên của ngôi làng nơi chùa được xây dựng. Vào năm 1767, sau khi Ayutthaya thất thủ trước quân Miến Điện, vua Taksin đã cho xây dựng lại ngôi chùa và đổi tên thành Wat Arun, nghĩa là “Ánh sáng của bình minh”. Vua Taksin đã chọn nơi này làm kinh đô mới và ngôi chùa trở thành một biểu tượng quan trọng của Thái Lan.

chùa Wat Arun cũ

(Nguồn ảnh: Internet)

Trong quá trình phát triển và trùng tu qua các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là dưới triều đại của vua Rama II và vua Rama III, chùa Wat Arun đã được mở rộng và trang trí thêm nhiều chi tiết tinh xảo bằng sứ và vỏ sò nhiều màu sắc, đặc biệt là xây dựng tháp trung tâm (phra prang) cao 70 mét theo kiến trúc Khmer nguyên thủy, trang trí bằng sành, sứ, và thủy tinh nhiều màu sắc nhập từ Trung Quốc.

chùa Wat Arun từ trên cao

(Nguồn ảnh: Internet)

Hơn nữa, ngôi chùa cũng đã trải qua nhiều lần trùng tu dưới thời vua Chulalongkorn (Rama V, 1868-1910), và đợt trùng tu lớn nhất được thực hiện từ năm 2013 đến 2017. Năm 1980, Wat Arun được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, khẳng định vị thế của nó trong lịch sử và văn hóa Thái Lan.

chùa Wat Arun

(Nguồn ảnh: Internet)

Chùa Wat Arun có gì đẹp

Wat Arun là sự kết tinh rõ nét và chân thật của ba nền văn hóa Thái Lan, Khmer và Trung Quốc, với sự chú trọng đặc biệt vào kiến trúc Khmer cổ trong thời kỳ vương triều Ayutthaya.

Điểm nổi bật nhất của chùa là ngôi tháp chính cao 80 mét và bốn ngôi tháp nhỏ ở bốn góc, tượng trưng cho núi Meru, trung tâm của vũ trụ. Các tháp được trang trí bằng gạch, vôi và hàng nghìn mảnh sành sứ màu sắc, tạo nên vẻ đẹp lung linh cho chùa.

chùa Wat Arun

(Nguồn ảnh: Internet)

Khuôn viên chùa được chia thành hai sân chính với nhiều tượng thần canh gác, binh lính, và tượng thần Indra cưỡi bạch tượng Erawan, còn gọi là thần Sấm sét, một vị thần tối cao theo tín ngưỡng Hindu giáo.

chùa Wat Arun hoàng hôn

(Nguồn ảnh: Internet)

Mặc dù tên là chùa Bình Minh, nhưng Wat Arun lại đẹp nhất vào khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống. Khi mặt trời lặn, ánh nắng vàng cuối ngày chiếu lên những ngọn tháp, phản chiếu vào sành, sứ, thủy tinh tạo nên một bữa tiệc màu sắc huyền ảo. Khi đêm về, chùa được thắp sáng lung linh, làm cho bờ Tây dòng Chao Phraya thêm phần lãng mạn.

bên trong chùa Wat Arun

(Nguồn ảnh: Internet)

Khi bước vào bên trong chùa Wat Arun, bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian kiến trúc truyền thống Thái Lan. Tại trung tâm của chính điện là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng, vô cùng trang nghiêm. Bên trong chùa còn được trang trí bằng những bức tranh về Phật Giáo, đèn và hoa. Mọi thứ đều được thiết kế và sắp xếp rất tỉ mỉ và tinh tế.

 

Ngoài ra khi tới tham quan chùa Wat Arun bạn đừng quên trải nghiệm mặc trang phục truyền thống “check-in” và ăn kem biểu tượng của ngôi chùa nhé. Hãy cùng Vietluxtour khám phá trong những hành trình du lịch Thái Lan tới nha!